Kinh nghiệm học môn Mathematik tại Studienkolleg KIT

Mình muốn viết riêng cho môn học này một Blog, bởi vì nhờ học ở KIT mà “tình yêu” với môn Toán bị dập tắt bấy lâu nay của mình được sống dậy. Thật may mắn, vì trong quá trình học ở stk, mình được học với một Dozent ( là Herr Runstuck) đam mê với nghề, thầy dạy bằng cả tình yêu và nhiệt huyết. Và chính cái nhiệt huyết đó của thầy, đã làm mình có hứng thú học môn Toán- Mathe hơn bao giờ hết. Thực sự là mình cảm ơn thầy rất rất nhiều !!!

Môn Mathe ở KIT, có lẽ là môn “khó nuốt” nhất, vì mình và các bạn trong lớp phải dành không ít thời gian cho môn học này. Và với sự hứng thú đối với môn học cũng như phương pháp học hợp lý, mình đã tốt nghiệp môn này với điểm số 1.0. Mình nghĩ đó là kết quả hoàn toàn xứng đáng với công sức mà mình đã cố gắng. Bây giờ mình sẽ chia sẻ về môn học cũng như một vài phương pháp mà mình đã áp dụng, và tất nhiên là hiệu quả với mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về môn Informatik của mình: https://hanhnguyen.de/mon-informatik-o-stk-kit-ss17-18-2/

Mình sẽ chia bài viết thành 3 giai đoạn: Kì 1, Kì 2 và FSP

1.Kì 1:

Cũng như các môn học khác, kì 1 là quãng thời gian cho tụi mình làm quen với môn học và cách học ở Đức nên sẽ không tính điểm, chỉ cần vượt qua 3 bài kiểm tra với điểm trung bình trên 4.0 thì đc lên lớp. Các kiến thức mình học lúc này cũng là Grundlagen- nền tảng của Mathe, ví dụ như: Menge ( tập hợp), Induktion ( quy nạp), Relationen ( Quan hệ), Komplexe Zahlen ( số phức), Abbildungen ( Ánh xạ), Gruppe ( nhóm), Folge, Stetigkeit….
Nói chung khá là nhiều kiến thức. Mỗi bài thi tụi mình làm trong 90p, với thông thường 2-3 bài tập lớn, mỗi bài tập lớp lại gồm 5-6 bài tập nhỏ, mỗi bài nhỏ lại gồm 2-3 ý con con. Tổng cộng là phải giải mấy chục ý nhỏ luôn. Tụi mình được sử dụng máy tính bỏ túi, nhưng là các loại máy tính đơn giản, chỉ biết cộng trừ nhân chia, phân số, lũy thừa thôi ý, chứ máy tính mà giải được phương trình là cấm. Và sau bài Klausur đầu tiên, mình thực sự “sốc” với cách ra đề của thầy. Kiểu như mình làm mà không có thời gian để nháp luôn, thi xong tâm trạng chả khác gì vừa bị hack não, bước ra khỏi phòng thi mà hạn hán lời. Đề của thầy vừa dài vừa khó, mà để đc điểm cao thì phải làm “hết đề, đúng, chính xác”, vậy nên đòi hỏi hiểu sâu, hiểu rõ bản chất của lý thuyết, thì làm bài mới nhanh, đạt tốc độ “viết không cần nghĩ” được.

20180402 121405 e1522666676159 768x1024 - Kinh nghiệm học môn Mathematik tại Studienkolleg KIT
Ví dụ đề thi một bài kiểm tra

2 . Kì 2:

Sau kì một làm quen với cách học, thì kì 2 tụi mình phải học “vì điểm” hơn: vì điểm 2 bài Klausur sẽ tính vào điểm Vornote chiếm 50% điểm tổng kết, và điểm FSP chiếm 50% còn lại.
Kì 2 gồm 2 bài Klusur, bài thứ nhất sẽ xoay quanh các chủ đề: Reihe, Taylorpolynom, Integral ( tích phân, nhưng học “cao” hơn cấp 3 nhiều), Konvergenz ( hội tụ)…
Bài số 2 chủ yếu là về Matrix (ma trận- phần này riêng mình thấy không khó lắm. Lớp mình khá nhiều bạn đạt 1.0 ở bài số 2)

3. FSP:

Mặc dù kì 1 không tính điểm, nhưng kiến thức của kì 1 khá quan trọng trong bài thi cuối kì FSP nên nếu các em khóa sau có học ở KIT, thì cũng nên “học hành đàng hoàng” ngay từ đầu, như vậy sẽ rất tốt và tiết kiệm thời gian ôn thi. Bài thi sẽ làm trong 180p với 3 bài tập lớp và mấy chục ý nhỏ :v Đề thi sẽ bao gồm kiến thức của cả kì 1 và kì 2. Trước ngày thi một tuần, thì giáo viên có giới hạn chủ đề để mình học, nhưng mà cũng nhiều lắm. Nói chung là làm được càng nhiều, càng chính xác thì điểm càng cao thôi.

Chia sẻ phương pháp học:

– Nhờ học với thầy Runstuck mà mình học môn này với đầy hứng thú luôn ý, chưa bao giờ mình thấy mình thích tự học như thế cả. Ngoài việc thầy giảng trên lớp, mình về nhà tự google rồi giải thêm bài tập nữa. Ví dụ, mình hay tìm “từ khóa + TUM” hoặc “…+uni” ( ví dụ, Folge TUM… vì độ khó Mathe của KIT ngang ngửa với TUM nên mình hay tìm với TUM nhất) để đọc thêm tài liệu, nhằm hiểu hơn vấn đề. Chính việc tự đọc thêm kiến thức, khiến mình hiểu rõ hơn lý thuyết.

– Đi học đầy đủ và cố gắng hiểu bài ngay trên lớp: Việc này rất quan trọng, vì nó giúp mình không tốn nhiều thời gian để xem lại bài. Trên lớp có gì không hiểu, mình hay hỏi thầy ngay tại chỗ, và được thầy giải đáp rất tận tình.

– Đặt câu hỏi hay: Mình nghĩ đây chính là điểm mình gây ấn tượng với thầy. Mình nhớ có lần, mình hỏi thầy, mà hình như mình diễn đạt không rõ câu hỏi, xong mình giả vờ hiểu rồi để thầy giảng bài tiếp, không mất thì giờ của lớp. Cuối buổi thầy lại chỗ mình, hỏi là chỗ lúc nãy mình đã hiểu chưa, xong mình cũng đưa ra ý kiến của mình là thấy này thế nọ, thầy bảo thầy sẽ về suy nghĩ thêm. Và hôm sau thầy tới, mang theo một tờ lời giải A4 dài ngoằng cho mình đọc. Vì thầy rất tận tâm, mình hiểu và cảm nhân được sự tận tâm đó, nên mình thích học môn Mathe này từ lúc nào không hay.
Lúc trước ở VN, mình cứ nghĩ Mathe là môn khô khan, không hợp với mình, nhưng nhờ học với thầy, mình thấy đc môn này thực sự sáng tạo và “hấp dẫn” hơn. Không phải bạn không đủ khả năng để học, mà chỉ là bạn chưa tìm đươc người thầy truyền đam mê cho bạn mà thôi.

– Sắp xếp thời gian học hợp lý: Vì cuối tuần nào mình cũng đi làm thêm rồi, nên với mỗi môn học, từng ngày mình đều lân plan học và làm bài tập đầy đủ, không để chuyện nọ xọ chuyện kia. Để học tốt, thì bản thân phải tập cách nghiêm túc với chính mình.

– Có chia sẻ của bạn Lê Quân về việc học kì 1 mà thi FSP kì 2, các bạn có thể đọc: http://hotrosv.de/kinh-nghiem-thi-fsp-extern-tot-nghiep-stk-ngay-ki-1-phan-3/

Tất nhiên background của bạn ý thuộc dạng khủng thì mới có thể làm được điều này, còn nếu bạn là một đứa học hành bình thường, nhưng chăm chỉ như mình, thì mình tin, cách mình học sẽ phù hợp  và giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Chúc các bạn học hành thật tốt và ngày càng yêu môn Toán hơn nha !!!

4 comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *