Hallo cả nhà. Cuối cùng thì mình cũng đã thi xong FSP. Có vài bạn có inbox cho mình và bảo mình chia sẻ về việc học ở stk KIT nên như đã nói, hôm nay mình sẽ viết bài về nó. Bài mở đầu, mình sẽ viết về môn Informatik – một trong những môn học “đáng sợ” mà bạn phải trải qua nếu muốn theo học ở đây. Vì sao mình nói “đáng sợ”? Mình sẽ giải thích, các bạn cứ từ từ mà đọc nhé.
Giới thiệu qua, trước khi vào học ở trường thì mình là đứa mù mờ về máy tính, công nghệ, lập trình hay những thứ liên quan.. có thể nói là xuất phát điểm của mình ở mức 0,1 trên thang điểm 10. Nhưng sau một năm học ở đây, thì mình đã tốt nghiệp stk với điểm số với mình là xứng đáng với sự cố gắng của bản thân. Cho nên, mình tin chắc rằng, cách mình học sẽ có thể bổ ích với một số bạn, đặc biệt là những bạn “kiểu” như mình vậy.
Ok, bắt đầu thôi. Dozent giảng dạy mình môn này là Herr S.. Thầy là một người cực kì “bá đạo”, mái tóc xoăn xoăn, trắng trắng, bồng bềnh, lãng tử và là người Đức đầu tiên mình biết đi ngược lại với cái “chuẩn” của người Đức là đúng giờ ( haha luôn luôn đi muộn ý ). Cá tính mạnh thế nên cách dạy của thầy cũng bá đạo không kém. Rất nhiều bạn lớp mình sau khi học với thầy thì từ bỏ luôn ý định học Info, còn riêng mình thì lại thay đổi 180 độ suy nghĩ về Info từ trước tới giờ. Vì sao ư? Đọc tiếp nhé.
Kì 1: Như đa số các trường stk khác, thì kì 1 là khoảng thời gian để bạn làm quen với môi trường học và cách học ở Đức nên sẽ không tính điểm, các bạn chỉ cần tổng kết từ 4.0 trở lên là chắc chắn sẽ đc học lên kì 2. Kì này, tụi mình được học về những kiến thức cơ bản của Info, ví dụ như: chuyển đổi hệ cơ số, Speichermedien, các công thức tính như Redundanz, Excel, Access… Nói chung cũng ko quá khó để qua môn. Và kì 1, mình thấy mình đã học khá là mờ nhạt. Lý do là tiếng Đức của mình vẫn còn kém, thầy giảng toàn chủ đề mới ( kì 1 mình thấy thầy dạy “điên” dã man, giảng kiểu “sống chết mặc bay” hiểu hay ko mặc kệ ý, nên thành ra lúc ý mình ghét học môn này luôn) và khoảng thời gian đầu, mình thực sự ko theo kịp bài giảng và ko hiểu bài tốt. Sau một kì làm quen thì mình đã tìm ra được cách học môn này hợp lý hơn và cải thiện điểm số hơn.
2. Kì 2: bao gồm 2 bài Klausur, 1 bài Vortrag( thuyết trình) lấy tổng chia 3, sẽ ra điểm Vornote. Vì mình chọn thi Physik FSP nên điểm Vornote môn Info cũng là điểm tốt nghiệp sẽ được ghi vào bảng điểm của mình luôn.
Sau khi vào kì học mới khoảng 2 tuần, thầy cho lớp của tụi mình, mỗi đứa sẽ chọn 1/35 chủ đề mà thầy đưa ra. Và lịch thuyết trình sẽ được thầy công bố sau đấy 3 tuần. Các chủ đề thầy đưa ra gồm: Neumann-Architektur, Prozessor, Betriebssystem, Algorithmen, Programmiersprachen… Ví dụ như sau:
Lúc đọc mấy chủ đề mình chả biết cái gì là cái thể loại gì hết trơn, mà lúc đó một vài chủ đề đã đc các bạn trong lớp nhanh tay hơn chọn rồi. Sau khi được một người bạn của mình cũng học về Informatik tư vấn, thì mình quyết định chọn thuyết trình về ngôn ngữ lập trình Javascript, vì mình biết một phần tiếng Đức mình k thực sự tốt nên việc vừa thuyết trình vừa live-code cũng là một lợi thế nếu biết tận dụng ( tất nhiên cũng phải học sấp mặt mới hiểu được cái đống ấy rồi 😀 ), một phần nữa là mình có blog hanhnguyen.de này, nên việc học về ngôn ngữ viết Web này cũng khá có ích cho mình. Chọn rồi, thì lo học thôi.
- Một lời khuyên dành cho các bạn khóa sau: Như kì mình học thì các chủ đề như Programmiersprachen, Schadprogrammen, Antivirusprogrammen, Suchmaschinen… sẽ được thuyết trình sau. Và theo thống kê cho thấy, điểm trung bình của các bài thuyết trình sau cao hơn cái bài thuyết trình trước đó. Vì ít nhất, các bạn cũng có thêm thời gian để đầu tư cho bài PowerPoint về mặt nội dung lẫn hình thức.
- List các tiêu chí chấm bài của thầy rất dài: độ chính xác và “tief” của nội dung, handout, nguồn các bạn đọc, các ví dụ đưa ra… Và điều cần thiết lúc thuyết trình đó là sự tự tin, mà để tự tin thì điều kiện tiên quyết đó là các bạn phải hiểu rõ, hiểu kĩ nội dung bài thuyết trình của mình.
- Mỗi bài thuyết trình các bạn có thời gian 45p để trình bày. Sau đó sẽ được các bạn trong lớp hoặc Dozent đặt câu hỏi. Lớp mình có bạn Trung Quốc kia, chủ đề khá là hay nhưng lúc thuyết trình ấp úng lắm, cuối cùng điểm bị thấp. Nên các bạn nên luyện nói ở nhà trước, và nếu có thể, hãy nhờ 1 người bạn Đức/ giỏi tiếng Đức nghe và sửa lỗi cho mình. Đó là cách mình chuẩn bị trước cho bài thuyết trình.
- Lúc trước, mình thấy tính cách mình kiểu ko hợp với Info tí nào vì mình trước giờ hay thơ văn bay bổng, còn mình nghĩ môn này thì khô khan, ngồi cả ngày ôm cái máy tính chán phèo… Nhưng mà nhờ bài Vortrag, mình tự đọc rất nhiều tài liệu để chuẩn bị, rồi từ đấy cũng thấy nó thú vị lúc nào không hay nữa.
– Về 2 bài Klausur: sẽ bao gồm tất cả nội dung của các bài thuyết trình trên lớp + kiến thức thầy dạy thêm ( ví dụ lúc mình học, thầy dạy thêm về DNS, sơ đồ của Ethernet, IP-Adresse, …). Nhiều bài thuyết trình chuẩn bị khá là tệ, và sau đấy, phải tự học, tự đọc rất nhiều thì mới hiểu được nội dung chủ đề đó và làm bài thi tốt được. Kinh nghiệm của mình là đi học đầy đủ, chăm chỉ chép bài, cái gì ko biết thì hỏi. Bạn có quyền được hỏi mà. Lúc đầu thì những câu hỏi của mình “nhảm và ngu” lắm, nhưng dần dần mình về đọc lại trên mạng về những cái thầy dạy hôm đó, giúp mình hiểu bài tốt hơn. Thỉnh thoảng lại được thầy khen “gute Frage” (câu hỏi hay lắm) nên mình k bị ngại khi bị hỏi sai, hỏi ngu nữa.
– Có một lần, mình hỏi thầy một câu về cái sơ đồ có phải thuộc phần Ethernet không. Thầy trả lời phải, rồi hỏi lại mình là có muốn hỏi gì về nó nữa không. Mình đã trả lời, để mình về xem lại đã rồi hôm sau mình sẽ hỏi. Cuối buổi đó thì được thầy khen là đứa chăm chỉ và cố gắng. Vậy nên, hãy tìm hiểu bài cũ thật kĩ trước khi hỏi thầy cô nhé. Ít ra người ta cũng thấy các bạn đã bỏ công sức ra tìm hiểu, và tất nhiên, sẽ chẳng có người nào lại từ chối giúp đỡ một người chăm chỉ và ham học hỏi bao giờ cả.
- 3. Chốt: Informatik là ngành học đang được rất nhiều bạn lựa chọn khi du học. Nên mình nghĩ, có kiến thức về Info là điều cần thiết ở thời đại công nghệ này. Kì 1, mình đã học kiểu đối phó cho qua môn, nhưng sang kì 2, mình nhận ra được sự cần thiết của môn học này nên học hành chăm chỉ và cố gắng hơn nhiều. Trong thời gian kì 2, mình cũng có làm một công việc nhỏ có liên quan đến công nghệ và những kiến thức mình học ở stk đã giúp mình rất nhiều. Vậy nên, đừng học để đối phó, hãy học để hiểu, để vận dụng và chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập ở Đức.
1 comment